Nếu là một SEOer chắc hẳn bạn sẽ biết được CRO là gì. Đây là chỉ số quan trọng không kém gì CTR trong marketing để đánh giá hiệu quả và cải thiện tỷ lệ chuyển đổi cho các doanh nghiệp khi thực hiện các dự án.
CRO là gì?
CRO (Conversion Rate Optimization) là quá trình tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi. Đây là một chiến dịch tiếp thị, quảng cáo và marketing tổng thể nhằm gia tăng doanh số cho website.
Hiểu đơn giản CRO là việc cải thiện tỷ lệ phần trăm của khách truy cập trang web thực hiện một hành động mong muốn. Chẳng hạn như mua hàng, đăng ký nhận bản tin, điền vào biểu mẫu hoặc bất kỳ mục tiêu nào khác mà bạn đặt ra.
Quá trình này bao gồm việc phân tích hành vi người dùng, kiểm tra các yếu tố khác nhau trên trang web và thực hiện các thay đổi để tăng cường khả năng chuyển đổi.
#3 Vai trò của CRO trong chiến dịch Marketing
CRO đóng một vai trò thiết yếu trong Marketing của doanh nghiệp, mang lại nhiều lợi ích quan trọng và tác động sâu rộng đến hiệu suất và kết quả của các chiến dịch.
CRO giúp tối ưu doanh thu và tăng tỷ lệ chuyển đổi
Thay vì cần phải đầu tư thêm vào việc thu hút lưu lượng truy cập mới, CRO tập trung tận dụng tối đa lượng truy cập hiện có, biến người dùng thành người mua hàng.
Xem xét và hoàn thiện các yếu tố trên trang web như tiêu đề, nội dung, hình ảnh và nút kêu gọi hành động (CTA), SEOer có thể xác định những gì hiệu quả nhất để tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Việc điều chỉnh chiến lược CRO thường xuyên giúp đạt được mục tiêu kinh doanh và cải thiện hiệu suất chiến dịch một cách liên tục.
Các SEOer có thể tham khảo địa chỉ mua traffic user để có được nguồn truy cập tự nhiên đa dạng từ người dùng thật, thao tác linh hoạt, thúc đẩy website phát triển và xây dựng uy tín với Google.
CRO hỗ trợ cải thiện trải nghiệm người dùng
CRO bao gồm việc phân tích dữ liệu và phản hồi từ người dùng để hiểu rõ cách họ tương tác với trang web.
Dữ liệu đó giúp SEOer nhận biết các điểm yếu và các yếu tố gây khó khăn cho người dùng. Sau đó chỉnh sửa một giao diện thân thiện hơn, dễ sử dụng và hấp dẫn làm tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Khi user có trải nghiệm tốt, họ sẽ cảm thấy hài lòng và có khả năng quay lại trang web cao hơn từ đó tăng cơ hội chuyển đổi trong tương lai.
CRO giúp giảm chi phí Marketing cho doanh nghiệp
Khi tỷ lệ chuyển đổi tăng lên, doanh nghiệp tận dụng được tối đa giá trị từ người dùng hiện tại mà không cần phải chi tiêu cho traffic có trả phí. Nghĩa là có thể tiết kiệm tiền bởi vì họ không cần phải chi thêm để thu hút khách truy cập mới.
Thay vì phải chi nhiều tiền vào các chiến dịch quảng cáo mới, bạn tập trung đầu tư vào việc tối ưu hóa trang web để cải thiện CRO từ các chiến dịch marketing hiện tại.
=> Doanh nghiệp đạt được mục tiêu doanh thu với chi phí thấp hơn, làm cho hoạt động marketing trở nên hiệu quả và tiết kiệm hơn.
Các hình thức CRO trong Marketing phổ biến nhất
Có 3 hình thức CRO phổ biến được đánh giá là hiệu quả trong quá trình cải thiện chỉ số này.
A/B Testing
A/B Testing là một phương pháp so sánh hai phiên bản khác nhau của một trang web hoặc một yếu tố cụ thể trên trang. Qau đó xác định phiên bản nào mang lại hiệu quả tốt hơn.
Ví dụ, bạn có thể thử nghiệm hai tiêu đề khác nhau trên một bài viết SEO cụ thể và xem cái nào dẫn đến tỷ lệ chuyển đổi cao hơn. Phương pháp này giúp SEOer hiểu được yếu tố nào thực sự ảnh hưởng tới hành vi của người dùng và tối ưu hóa trang web để đạt được kết quả tốt nhất.
Multivariate Testing
Multivariate Testing là một hình thức thử nghiệm phức tạp hơn so với A/B Testing, nơi nhiều yếu tố trên trang web được thử nghiệm đồng thời.
Thay vì chỉ so sánh hai phiên bản, nó giúp kiểm tra sự kết hợp của nhiều danh mục như nội dung, hình ảnh và nút CTA (Call to Action) để tìm ra tổ hợp tối ưu nhất.
Phương pháp này cho phép đánh giá ảnh hưởng của nhiều yếu tố và sự tương tác giữa chúng cùng 1 lúc. Từ đó, SEOer có số liệu đưa ra các quyết định dựa trên các phân tích, đánh giá trước đó.
Heatmaps
Heatmaps là công cụ trực quan hỗ trợ theo dõi và phân tích chỗ người dùng nhấp chuột, cuộn trang và di chuyển trên trang web.
Sử dụng heatmaps giúp xác định khu vực nào thu hút nhiều sự chú ý nhất và khu vực nào bị bỏ qua. Bạn sẽ dựa trên dữ liệu đó để điều chỉnh thiết kế trang web cho tối ưu nhất.
Cách tính chỉ số CRO Marketing trên website chính xác
Công thức tính chỉ số CRO:
Trong đó:
- Số lượng chuyển đổi: Đây là số lần người dùng thực hiện hành động mong muốn trên trang web của bạn (Ví dụ: Mua hàng, đăng ký, điền vào form, tải xuống, v.v.).
- Tổng số lượng khách truy cập: Tổng số người truy cập vào trang web trong khoảng thời gian đo lường.
Ví dụ cụ thể:
- Giả sử trong một tháng trang web có 500 người đăng ký nhận bản tin (chuyển đổi) và 10.000 khách truy cập.
- CRO sẽ được tính như sau: CRO = (500/10000)x100 = 5%
Mối liên hệ giữa CRO và SEO có sự liên kết chặt chẽ
Mặc dù CRO và SEO có mục tiêu khác nhau nhưng chúng có một mối liên hệ chặt chẽ và có thể hỗ trợ lẫn nhau để tăng cường hiệu quả tổng thể của trang web.
SEO thu hút lưu lượng truy cập, CRO chuyển đổi lưu lượng đó
SEO đóng vai trò ở giai đoạn đầu của phễu bán hàng với nhiệm vụ thu hút traffic (lưu lượng truy cập) vào trang web. CRO hoạt động ở giai đoạn cuối của phễu, biến khách truy cập này thành khách hàng thực sự.
SEO cải thiện chất lượng traffic giúp CRO đạt hiệu quả cao hơn
Chất lượng khách truy cập tốt từ SEO (đúng đối tượng, có nhu cầu) sẽ làm tăng khả năng chuyển đổi. Điều này giúp công việc của CRO trở nên đơn giản và hiệu quả hơn.
CRO cải thiện trải nghiệm người dùng hỗ trợ SEO tốt hơn
Khi tối ưu hóa các yếu tố trên trang web như tốc độ tải trang, tỷ lệ thoát, hình ảnh và nội dung, CRO không chỉ tăng tỷ lệ chuyển đổi mà còn cải thiện UX (trải nghiệm người dùng).
UX tốt hơn là một trong những yếu tố quan trọng mà Google đánh giá cao, giúp cải thiện thứ hạng SEO.
Kết luận
Tóm lại CRO là gì được định nghĩa đơn giản là quá trình tối ưu hóa các nhân tố nhằm tăng tỷ lệ chuyển đổi cho trang web. Hiểu rõ và áp dụng đúng chiến lược CRO sẽ mang lại cho bạn lợi thế cạnh tranh đáng kể.